Apple luôn rất bí ẩn, không chỉ trong mắt cộng đồng, mà ngay cả bên trong nội bộ công ty.

Nhân viên của Apple chỉ tiếp nhận những thông tin cơ bản. Họ sẽ chỉ biết đúng những gì mà mình cần phải biết cho công việc. Nếu họ là một kỹ sư phân cứng, bạn sẽ không hề biết những người trong nhóm lập trình phần mềm làm gì.

Thậm chí, có một bộ phận còn bí mật hơn thế. Đó là dự án đặc biệt sản xuất ô tô của Apple mang tên Special Project. Kỹ sư Frank Fearon của dự án này trong email của mình chỉ để ở phần chữ ký một dấu chấm hỏi.

11894059_869270743109491_787718544510439426_o

Đối với Apple, đó không phải là điều quá lạ lùng. Những nhân viên mới của công ty này đều phải qua khó “huấn luyện về bảo mật”.

“Bạn không được nói với ai về công việc của mình. Bạn cũng không thể nói với bạn bè hay gia đình mình đang làm gì”, một cựu nhân viên của Apple chia sẻ.

Điều này có thể công việc không hiệu quả vì bạn không được phép cho những người trong nhóm khác biết mình đang làm gì.

Simon Woodside, một cựu nhân viên khác của Apple viết trên Quora: “Đó thực sự là điều khó khăn. Tôi không dám giao tiếp với đồng nghiệp vì sợ mình sẽ buột miệng làm lộ điều gì đó”.

Một lãnh đạo của Apple cho biết, việc giữ bí mật không chỉ để đảm bảo thông tin về sản phẩm không bị rò rỉ cho đối thủ, mà còn để Apple vận hành “trơn tru” hơn.

David Black, người từng làm việc tại Apple trong 12 năm cho tới khi bỏ ra làm startup cho biết, văn hóa bí mật được sinh ra bởi Apple có sự cạnh tranh nội bộ cao hơn so với các DN thông thường. “Sự tách biệt đảm bảo cho các nhóm không bị xáo trộn và xung đột với nhau”, Black cho biết.

Theo ICTNews