Apple được dự đoán là sẽ giới thiệu iPhone thế hệ mới vào ngày 12 tháng Chín 2012. Và trong khi có hàng tá tin đồn về hình dáng và thiết kế của sản phẩm thì lại chỉ có một vài thông tin về phần cứng của nó. Điều này cũng không lạ mấy, bởi thậm chí ngay khi đã giới thiệu sản phẩm thì Apple cũng vẫn giữ bí mật về nhiều thông tin phần cứng của iPhone, hoặc các thiết bị chạy iOS khác. Thường là Apple sẽ công bố tên gọi của chip mới, đôi khi có thêm số nhân xử lý, và như thường lệ hãng sẽ cho chúng ta biết chip mới chạy nhanh hơn chip cũ bao nhiêu phần trăm. Còn về dung lượng RAM thì chắc chúng ta sẽ không bao giờ được biết trừ khi có các chuyên gia mổ xẻ giúp đỡ. Chúng ta chỉ có thể suy đoán dựa vào lộ trình sản phẩm và các công nghệ hiện tại.

Trước đây, Apple giới thiệu chip SoC (system-on-a-chip) đầu tiên hoàn toàn do họ sản xuất là Apple A4 vào năm 2010. Hãng trang bị A4 trên thế hệ iPad đầu tiên và sau đó là iPhone 4. Chip Apple A4 mang trong nó hai thứ: bộ xử lý ARM Cortex-A8 và bộ xử lý đồ hoạ PowerVR SGX 535. Nó được sản xuất trên tiến trình 45nm, trang bị thêm một vài cải tiến tăng cường từ Instrisity, một công ty mà Apple mua lại sau đó. Trên iPhone, A4 hỗ trợ 512 MB RAM.

Apple sau đó tiếp tục ra mắt vi xử lý hai nhân Apple A5 vào năm 2011 với iPad 2, và sau đó mang lên iPhone 4S. Apple A5 mang trong nó hai thứ: CPU ARM Cortex-A9 và GPU PowerVR SGX543MP2, bên cạnh 512 MB RAM. Apple A5 nguyên bản được sản xuất trên tiến trình 45nm, nhưng phiên bản mới hơn sau này trên Apple TV (2012) và iPad 2 đời 2012 được tiến lên tiến trình 32nm.

Thay vì tiếp tục nâng lên Apple A6 SoC với iPad 2012, Apple thay chip GPU trên A5 bằng GPU 4 nhân PowerVR SGX543MP4, trang bị 1 GB RAM, và đặt tên là A5X.

Apple có thể sẽ không sử dụng A5X trên iPhone tiếp theo. Ít nhất là như vậy. Bởi vì A5X được tạo ra để “gánh” độ phân giải Retina 2048×1536 trên iPad thế hệ 3 (2012). Với độ phân giải 960×640 trên iPhone 4, thậm chí 1136×640 trên iPhone tiếp theo thì những con chip như A5X vẫn không cần thiết.

Nhiều khả năng Apple sẽ tiếp tục cải tiến cả hai thành phần CPU và GPU trên con chip mới như họ đã từng làm với iPhone 4S. Dù việc sử dụng hay không sử dụng Cortex A9 vẫn là một dấu hỏi. Nhưng với việc CPU thế hệ mới Cortex A15 và GPU PowerVR 6 Rogue thế hệ mới vừa ra mắt. Có thể hy vọng iPhone tiếp theo sẽ mạnh mẽ hơn, tốt hơn và có thể trở thành thế mạnh dẫn đầu của Apple. Hoặc cũng có thể chưa phải lúc này mà phải chờ đến iPad 4 và iPhone 7? Một lựa chọn nhiều khả năng khác là việc sử dụng lại Apple A5 tiến trình 32nm cộng với 1 GB RAM cũng là điều không tồi.

Nhiều RAM hơn sẽ tốt hơn cho mọi thứ: từ số trang web tạm trú trong trình duyệt Safari, các apps dung lượng lớn, các game “khủng”, chúng có thể chuyển đổi qua lại lẫn nhau mà không làm khựng hệ thống, cho đến các tác vụ chung đều mượt mà. 1 GB RAM là hiển nhiên, nhưng bạn hãy chờ xem.

Nói về dung lượng, Apple có truyền thống nâng gấp đôi phiên bản có dung lượng tối đa mỗi 2 năm. Chiếc iPhone đầu tiên có tối đa 8 GB, phiên bản 16 GB được giới thiệu một năm rưỡi sau đó. iPhone 3G cũng có lớn nhất 16 GB. Cả hai chiếc iPhone 3GS và iPhone 4 có lớn nhất 32 GB. Năm ngoái, chiếc iPhone 4S mới nhất đã được nâng gấp đôi lên 64 GB lưu trữ. Dựa vào lộ trình đó, chúng ta có thể dự kiến iPhone mới sẽ vẫn dừng lại ở mức tối đa là 64 GB.

Có một vài bảng mạch rò rỉ gần đây cho thấy có thể là chip Apple A6 nằm trên đó. Tuy vậy, dù cho đó là Apple A6 hay một thứ gì đó giống với A5, hay A5X chẳng hạn, thì vẫn đảm bảo hiệu quả về tốc độ và mức tiêu thụ năng lượng mà Apple đã đặt ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *